TRẺ SƠ SINH BỊ KHẢN TIẾNG: NGUYÊN NHÂN, CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ

 Các bé sơ sinh bị khàn giọng chắc chắn không phải là việc quá lạ đối với bố mẹ. Tuy nhiên hẳn là ai cũng từng rất lo lắng và đau đầu vì không biết rõ nguyên nhân và phải xử lý thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết của Eco Pharmalife để biết được nguyên nhân, một số cách chữa trị tại nhà và những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị khản tiếng.

Mục lục

Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị khản tiếng, việc tìm hiểu nguyên nhân có thể giúp bố mẹ trang bị thêm kiến thức để bảo vệ bé nhà mình.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng

Bản tính của trẻ là ham chơi, hiếu động, khi có những tác động bên ngoài làm trẻ đùa nghịch, la hét, khóc nhiều dễ khiến trẻ bị khàn tiếng. Do lúc này, dây thanh quản của bé phải làm việc quá nhiều, dẫn đến căng lên. Từ đấy sẽ làm trẻ bị viêm dây thanh quản hoặc nặng hơn là dây thanh quản bị chảy máu.

Vì thế, Hạn chế tối đa việc con khóc hoặc la hét nhiều: bố mẹ hãy vỗ về, dỗ dành và chơi với trẻ nhẹ nhàng để bé không quấy khóc.

Bé bị khàn tiếng do khói bụi, ô nhiễm môi trường hoặc nhiễm lạnh

Những yếu tố này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm cho trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm amidan, hen,… Biểu hiện đáng chú ý thường là trẻ bị khàn tiếng.

Bố mẹ cần hạn chế cho các bé sơ sinh ra ngoài, nếu cần thiết ra ngoài thì nên chú ý che chắn cho con để con giảm tối đa phải tiếp xúc với khói bụi và khí lạnh.

Mặc ấm cho trẻ, đặc biệt là những lúc cần ra đường, những ngày chuyển mùa hoặc trời đông. Không cho gió quạt chĩa thẳng vào người bé hay để nhiệt độ phòng quá lạnh.

Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng

Trẻ bị khàn tiếng do tiếp xúc phân hoa, lông thú
Trẻ bị khàn tiếng do tiếp xúc phân hoa, lông thú

Làm cho thanh quản bị sưng, viêm và dẫn đến khàn tiếng. Những tác nhân này có kích thích niêm mạc mũi gây hắt xì liên tục, có thể làm bé bị ngứa và một số triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên dành cho bố mẹ trong trường hợp này là không cho thú cưng lại gần bé hay để bé tiếp xúc phấn hoa. Rửa mắt, mũi và vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên là cách để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.

Do hút thuốc lá thụ động

Việc hút thuốc lá thụ động đã tác động kích thích dây thanh quản theo nhiều cách khác nhau. Trong đấy cơ chế điển hình là khi hút thuốc lá thụ động, các chất độc hại qua dây thanh quản trước khi qua phổi. Ở trẻ sơ sinh, dây thanh quản rất nhạy cảm, dễ bị kích thích và thương tổn. Khi dây thanh quản tổn thương có thể gây sưng viêm dẫn đến bé bị khàn tiếng.

Nếu như bé phải sống trong môi trường này lâu dài, tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn là ho mãn tính kéo dài.

Bố, ông và các thành viên trong gia đình không nên hút thuốc lá trong nhà, hoặc những nơi ở gần bé, nếu bỏ được hoặc không hút thì càng tốt. Với người lạ đến nhà, nên nhắc nhở không được hút thuốc, nếu hút thì phải tránh xa khu vực bé chơi.

Bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Các bệnh như viêm mũi họng nếu bị lâu ngày mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, kịp thời cũng có thể dẫn đến viêm dây thanh quản. Vì dây thanh quản ở vị trí hẹp nhất trong đường thở, khi bị viêm sẽ gây sưng và phù nề làm bịt kín dây thanh quản. Lúc này, bé không thở được, bị khàn tiếng.

Một số bệnh truyền nhiễm như sốt virus, phát ban, tay chân miệng cũng là nguyên nhân làm trẻ bị khàn tiếng.

Điều bố mẹ cần làm là vệ sinh cho con thường xuyên để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là do đâu? Cách khắc phục

Do trào ngược dạ dày

Đây là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng trẻ bị khàn tiếng. Do khi trào ngược dạ dày, các enzym và acid dịch vị bị đẩy lên ngã 3 hầu họng và tiếp xúc dây thanh quản làm bị viêm, sưng, phù. Chính vì thế làm khàn tiếng, có thể kèm đau họng.

Mẹ không nên cho bé ăn quá no 1 lần mà nên chia ra nhiều bữa. Vì khi ăn quá no dễ gây ra trào ngược dạ dày.

Là triệu chứng đầu tiên của một số bệnh lý hoặc dị tật bẩm sinh

Nguy hiểm hơn có thể là do sự hình thành của khối u lành hoặc ác tính ở họng (như u hầu họng) gây chèn ép dây thanh quản, từ đó dẫn đến việc bé bị khản tiếng lâu ngày. Việc phát hiện chậm có thể làm tăng kích thước khối u, gây khó khăn trong việc điều trị.

Việc bé bị khản tiếng lâu ngày còn có thể do một số dị tật bẩm sinh (như khe hở thanh quản – khí quản – thực quản). Đây là dị tật bẩm sinh hiếm gặp, có tỉ lệ mắc phải hàng năm là 1/10000 – 1/20000 và chiếm 0,2% – 1,5% trong dị tật bẩm sinh về dây thanh quản. Chẩn đoán và điều trị là một thách thức. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, có thể để lại các di chứng không mong muốn.

Bé bị khản tiếng lâu ngày có nguy hiểm không?

Bé bị khàn tiếng lâu ngày, nguy hiểm không?
Bé bị khàn tiếng lâu ngày, nguy hiểm không?

Thường thì tình trạng khàn giọng có thể cải thiện trong một vài ngày. Tuy nhiên khn giọng ở bé có thể là những triệu chứng đầu tiên liên quan đến các bệnh lý khác nhau như trào ngược dạ dày, viêm thanh quản, viêm phổi,… hoặc tình trạng dị ứng.

Nghiêm trọng hơn là thiếu Oxy lên não do thanh quản là vị trí hẹp nhất đường thở, nếu sưng viêm thì đường thở bị bịt kín, gây khó khăn trong việc hô hấp của bé. Nếu kéo dài có thể gây ra các hậu quả nặng nề như sa sút trí tuệ hoặc ảnh hưởng tính mạng do Oxy không thể lên não.

Trong một số trường hợp lâu ngày có thể gây các bệnh mạn tính như ho mạn tính. Nếu như trường hợp là các khối u chèn ép thì việc phát hiện muộn và không điều trị kịp, đúng cũng gây nguy hiểm cho bé và nhiều trường hợp khó hồi phục được giọng.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao để chữa tại nhà?

Có đôi khi, bố mẹ sẽ bỏ qua mất những biểu hiện của trẻ bị khàn tiếng do bé còn nhỏ, chưa biết nói và có thể dẫn tới nguy hiểm. Vậy nên mẹ và bố chú ý quan sát con nhiều hơn, để con yêu có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh nhất.
Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?” hay “Cách chữa trẻ sơ sinh bị khản tiếng” là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm và cũng làm bố mẹ lo lắng đúng không? Dưới đây là một số cách chữa khản tiếng cho trẻ tại nhà.

Sử dụng nước quất chưng

Quất là một loại quả có tính mát, thành phần chứa nhiều tinh dầu, nhiều vitamin đặc biệt là vitamin C, giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt. Bài thuốc quất chưng với đường phèn cũng hay được dùng trị ho, khàn giọng trong dân gian.
Cách làm khá đơn giản: Mẹ lấy khoảng 2 – 3 quả quất, rửa sạch, có thể vắt lấy nước hoặc cắt lát mỏng, thêm một ít đường phèn. Sau đó đưa hấp cách thủy 15 – 20 phút. Mẹ để nguội và chia nhỏ ra để cho bé uống, mỗi lần vài giọt, 3 – 4 lần/ngày.

Dùng chanh đào

Dùng chanh đào trị khàn giọng cho bé
Dùng chanh đào trị khàn giọng cho bé

Chanh đào cũng là loại quả hay được dùng trong bài thuốc chữa khàn giọng cho bé, cách chế biến tương tự như nước quất.
Tuy nhiên cần chú ý tuyệt đối không được dùng chanh đào mật ong cho bé dưới 1 tuổi, vì mật ong tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nấm ở trong lưỡi trẻ.

Sử dụng húng chanh

Trong lá hung chanh có chứa các loại tinh dầu giúp tiêu đờm, giảm viêm, trừ độc tốt nên cũng thường được dùng được sử dụng để trị khản giọng.

Rất đơn giản, ta rửa sạch 1 nắm húng quế, sau đó giã và đun với 1 ít nước, lọc qua rây loại xơ, bã. Cho bé dùng 2 – 3 lần/ngày.

Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn

Cho bé bú nhiều lần trong ngày, hạn chế một lần quá nhiều, vì sữa mẹ có nhiều chất giúp cho bé tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch cho cơ thể.

Mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình như bổ sung thêm vitamin C từ hoa quả, các thực phẩm chứa vitamin B và chất khoáng để tăng sức đề kháng, để khi bé bú có thể được tăng sức đề kháng.

Nguồn tham khảo: https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-bi-khan-tieng/

Chia sẻ

Related Posts

Previous
Next Post »